SỰ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN Edwardsiella ictaluri VÀ Aeromonas hydrophila GÂY BỆNH TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Tác giả:

Phạm Thanh Hương , Nguyễn Thiện Nam , Từ Thanh Dung và Nguyễn Anh Tuấn

Ngày đăng: 08-05-2012
Đóng góp bởi: hoangank36
SỰ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN   Edwardsiella ictaluri VÀ Aeromonas hydrophila   GÂY BỆNH TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon  hypophthalmus) Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.37MB | 3951 | 139 | hoangank36

Nghiên cứu tiến hành làm kháng sinh đồ với 16 loại kháng sinh và xác định giá trị nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của 64 chủng vi khuẩn (43 chủng E. ictaluri và 21 chủng A. hydrophila) trên với 5 loại kháng sinh bằng phương pháp pha loãng trong môi trường lỏng. Kết quả cho thấy đa số vi khuẩn E. ictaluri nhạy cao với kháng sinh: ampicillin, amoxicillin và cefalexin, trong khi  đó kháng cao với kháng sinh: streptomycin (84,1%), enrofloxacin (74,5%) và chloramphenicol (74,5%). Kháng hoàn toàn với flumequin, trimethoprim+sulfamethoxazol. Ngược lại, vi khuẩn A. hydrophila nhạy cao với nhóm
fenicol, tetracyclines, quinolones, kháng cao với kháng sinh streptomycin (55,7%) và trimethoprim+sulfamethoxazol (32,8%).

Nghiên cứu phát hiện có96% chủng vi khuẩn E. ictaluri và 23% chủng vi khuẩn A. hydrophila biểu hiện sự đa kháng. Kết quả xác định giá trị MIC đối với vi khuẩn E. ictaluri thì ampicillin cho giá trị MIC thấp nhất (MIC90  = 48,5 µg/mL),  đối với vi khuẩn A. hydrophila thì enrofloxacin có giá trị MIC thấp nhất (MIC90 = 6,1µg/mL). Thí nghiệm tiếp hợp, vi khuẩn E. ictaluri có khả năng truyền gen kháng thuốc sang vi khuẩn E.coli, cũng như vi khuẩn sau khi tiếp hợp (transconjugants) Ei-R có khả năng chuyển gen kháng thuốc này sang vi khuẩnA. hydrophila. Nghiên cứu bước đầu ly trích plasmid của các chủng vi khuẩnE. ictaluri và chủng lai Ei-R kháng thuốc từ thí nghiệm tiếp hợp.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm